Hướng dẫn cách chăm sóc hoa phong lan địa lan

Đối với địa lan, khi tưới phải để nước thấm qua đáy chậu, không khí phải được lưu thông, tưới ẩm nhưng không ướt, chúng ta có thể tưới trực tiếp vào cây bằng ống nước, máy phun hoặc dùng máy bơm nhỏ bơm nước. Giai đoạn cây sinh trưởng cần phải tưới nước thường xuyên hơn.
Địa lan là loài hoa tượng trưng cho sự hăng hái nhiệt tình. Những bó hoa Địa lan là phần thưởng cho những người lao động chăm chỉ. Với nhiều màu sắc và cũng rất dễ trồng, địa lan hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng. Cùng tham khảo những hướng dẫn cách chăm sóc hoa phong lan địa lan để làm đẹp cho vườn nhà mình.
1.Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây địa lan phát triển là từ 20 – 30 độ C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là từ 10-12 độ C.
2.Ánh sáng
Ánh sáng rất quan trọng cho sự phát triển của địa lan, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ yếu ớt nhưng nếu nhiều ánh sáng quá sẽ làm hỏng lá cây, làm thay đổi màu sắc của cây.
Vì vậy, vườn cây phải đảm bảo đủ ánh sáng, nhưng không nên để mặt trời chiếu trực tiếp vào cây.
3.Gía thể trồng địa lan
Gía thể thích hợp nhất hiện nay được dùng để trồng địa lan là vỏ thông, sỏi, than củi, đá trân châu thô, với tỷ lệ thích hợp là 1: 1: 1. Vỏ thông có tác dụng giữ ẩm trong hỗn hợp trồng, trước khi dùng phải xử lý mầm bệnh, ngâm trong nước sạch nửa tiếng, đợi cho thật khô mới sử dụng. Trong giá thể có các hợp chất với hoạt tính sinh học cao, giúp cho cây trồng có tính kháng bệnh.
Cần giữ cho rễ địa lan luôn ẩm nhưng không được ướt, giá thể phải khô ráo trong các điều kiện thời tiết, giữ cho rễ mát trong mùa hè và ấm trong mùa đông, tránh để những khoảng trống lớn trong hỗn hợp trồng.
4.Chậu địa lan
Nên chọn những loại chậu phù hợp với kích thước của cây, địa lan thường dược trồng bằng chậu to, nhiều cây trong một chậu.
Nên thay chậu địa lan định kì trong tháng 6 hoặc tháng 7 âm lịch.
5.Tưới nước là một công việc quan trọng mà người trồng nên chú ý khi chăm sóc các loại Địa Lan
Đối với địa lan, khi tưới phải để nước thấm qua đáy chậu, không khí phải được lưu thông, tưới ẩm nhưng không ướt, chúng ta có thể tưới trực tiếp vào cây bằng ống nước, máy phun hoặc dùng máy bơm nhỏ bơm nước. Giai đoạn cây sinh trưởng cần phải tưới nước thường xuyên hơn.
6.Bón phân.
Nên sử dụng loại phân bón NPK với tỷ lệ 30:10:10 để bón cho cây. Bón phân vào gốc rễ của cây, căn cứ vào quá trình sinh trưởng phát triển của cây, cũng như thùy thuộc vào từng loại lan mà bón với lượng khác nhau.
7.Độ ẩm:
Cần giữ cho cây không khô quá, cũng không ướt quá, không khí trong nhà trồng phải được lưu thông. Trong mùa khô, cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 – 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%.
8.Phòng trừ sâu bệnh
Nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh cho địa lan. Thời điểm phun thuốc vào buổi sáng, hoặc buổi chiều khi nhiệt độ còn thấp, nồng độ dung dịch thuốc cần pha theo hướng dẫn ở bao bì. Phun thuốc phải toàn diện, đều, bao gồm mặt lá, lưng lá, mép chậu. Bề mặt đất giá đựng chậu đều phải phun, không sử dụng một loại thuốc lâu dài
- Kĩ thuật trồng lan Hồ Điệp
- Kĩ thuật trồng lan Hoàng hậu
- Kĩ thuật trồng lan Báo Hỷ
- Hướng dẫn cách trồng lan Giáng Hương
- Hướng dẫn trồng lan Thanh Tuyền
- Kĩ thuật trồng lan Long tu
- Bí quyết trồng lan không bị chết
- Hoa phong Lan Oncidium – Lan Vũ Nữ
- Hoa Phong Lan Dendrobibum Đẹp Nở Lâu
- Các Loại Hoa Phong Lan Hạc Đỉnh Đẹp
- Ngắm Hoa Phong Lan Vũ Nữ Nhảy Múa
- Các Loại Lan Hồ Điệp Có Bao Nhiêu Màu
- Những lí do khiến tại sao lan không ra hoa
- Hướng dẫn chiết tách cành Lan chi tiết
- Các loại bệnh thường gặp trên hoa Lan
- Loại phân nào phù hợp với hoa Lan?
- Các loại chậu dùng để trồng hoa Lan
- Làm sao để hoa phong lan nở đúng dịp tết
- Giới thiệu các sách hướng dẫn trồng hoa phong lan
- Hướng dẫn cách chăm sóc hoa phong lan Giả Hạc